Chung tay gìn giữ môi trường
Hoàng Đức được xem là viên ngọc sáng nhất mà lò trẻ CLB Thể Công Viettel từng sản sinh ra. Thực tế chủ nhân 2 danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam được xem là nhạc trưởng hay nhất V-League vài năm qua.Do vậy không bất ngờ khi đội bóng quân đội đã phải đối mặt với những nghi ngờ khi Hoàng Đức rời đi để tìm kiếm thử thách mới. Thực tế CLB Thể Công Viettel chơi khá chật vật từ thời điểm Hoàng Đức xác nhận sẽ không gia hạn hợp đồng.Trong 4 trận đầu mùa này, khi Hoàng Đức không đạt cảm xúc thi đấu tốt nhất, CLB Thể Công Viettel có 2 chiến thắng, 1 hòa, 1 thua và quanh quẩn ở giữa bảng, trước khi tiền vệ sinh năm 1998 chuyển sang thi đấu cho CLB Ninh Bình.Giai đoạn đầu mùa giải dù có chút chật vật cũng là lúc HLV Nguyễn Đức Thắng chuẩn bị cho cuộc sống không còn Hoàng Đức, dù đó thực tế là điều rất không dễ dàng.Khi nhận thấy sơ đồ 3-4-3 không còn hiệu quả vì tuyến giữa suy yếu, nhà cầm quân sinh năm 1976 đã kéo Đức Chiến lên giữa sân, tận dụng nguồn thể lực dồi dào và tính chiến đấu cao để "dọn dẹp", giúp Wesley Nata rảnh chân cung cấp bóng lên phía trên.Từ lúc này, CLB Thể Công Viettel chuyển sang chơi với sơ đồ 3-5-2, trong đó tiền vệ trẻ Khuất Văn Khang bó vào trong nhiều hơn để làm cầu nối, tiếp bóng cho cặp tiền đạo Pedro và Amarildo.Sau vài vòng đấu tập quen dần cách chơi mới không có Hoàng Đức, CLB Thể Công Viettel bắt đầu tăng tốc với phong độ ấn tượng. Trong 5 trận gần nhất, họ tăng tốc với 4 chiến thắng, hòa 1 để chiếm ngôi đầu bảng trước đó luân phiên giữa CLB Nam Định và CLB Thanh Hóa.Đến lúc này, các học trò của HLV Nguyễn Đức Thắng không sở hữu những thông số cao nhất, nhưng luôn nằm trong tốp 2, với hàng công (19 bàn, chỉ thua CLB Nam Định) hay hàng thủ nhận 10 bàn thua (chỉ kém CLB Hà Tĩnh).Đặc biệt, nhà vô địch V-League 2020 đang đạt sự cân bằng, với 13 điểm trên sân nhà và 12 điểm sân khách, đạt 25 điểm với chỉ 2 thất bại kể từ đầu mùa, không giấu diếm tham vọng vô địch. Điều này đến từ hàng thủ bổ sung kinh nghiệm của cựu tuyển thủ Nguyễn Minh Tùng, cùng bộ 3 ngoại binh Amarildo, Wesley Nata, Pedro và bộ khung Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Chiến, Khuất Văn Khang, Trương Tiến Anh, Bùi Văn Đức...Phía trước thầy trò HLV Nguyễn Đức Thắng sẽ là trận mở màn lượt về trước đối thủ CLB Công an Hà Nội, trước khi có 2 trận đấu rất "xương" khác: tiếp CLB Nam Định trên sân nhà, làm khách tại Bình Dương.Đó đều là những trận đấu hứa hẹn đầy khốc liệt trước những ứng cử viên vô địch có đầy đủ thực lực lẫn tham vọng. Ngược lại, nếu vượt qua được những thử thách này, CLB Thể Công Viettel sẽ tiến một bước quan trọng trong tham vọng chinh phục V-League 2024 - 2025.HLV Nguyễn Đức Thắng khẳng định: "Khi vào mùa giải chúng tôi đặt mục tiêu nằm trong tốp 3. Nhưng lúc này, CLB Thể Công Viettel sẵn sàng cạnh tranh chức vô địch. Đó là mục tiêu được giao. CLB Thể Công Viettel không cho phép đứng ngoài cuộc đua vô địch. Giải mới đi qua một nửa và các đối thủ phía sau đã thể hiện ra rất nhiều khát khao. Chúng tôi cần cố gắng hoàn thiện hơn nữa để cạnh tranh chức vô địch".Hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.
Khách ngoại quốc cầu cứu vợ khi chế biến xốt trứng muối tại 'Nhập gia tùy tục'
VĐV Nguyễn Văn Vũ, CLB Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) đoạt giải nhất và áo vàng của nhóm nam tuổi từ 40 trở lên.
Đây là đề xuất tiêu chí, biên chế khi thành lập cấp vụ, phòng, chi cục được Bộ Nội vụ đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.Dự thảo nghị định này nhằm tổ chức triển khai thi hành luật Tổ chức Chính phủ 2025, thực hiện định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.Theo dự thảo nghị định, cơ cấu tổ chức của bộ không còn cấp tổng cục, Bộ Nội vụ đề xuất cơ cấu tổ chức của bộ gồm: vụ, văn phòng, thanh tra, cục (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định gồm các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực; báo, tạp chí, trung tâm thông tin; trường hoặc trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, học viện thuộc bộ.Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quá 3 người trên một đơn vị.Về cấp vụ thuộc bộ, dự thảo nêu rõ, vụ là tổ chức thuộc bộ, thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực hoặc tham mưu về công tác quản trị nội bộ của bộ.Vụ không có tư cách pháp nhân, không có con dấu, không có tài khoản. Vụ trưởng được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hướng dẫn, giải quyết, thông báo các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của vụ.Đáng chú ý, dự thảo nêu rõ "không tổ chức phòng trong vụ". Trường hợp vụ có nhiều mảng công tác và khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 30 biên chế công chức trở lên thì có thể thành lập phòng. Số lượng phòng trong vụ thuộc bộ (nếu có) phải được quy định tại nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ.Vụ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Bên cạnh đó, vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản trị nội bộ được thành lập khi khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.Về tiêu chí thành lập phòng và tổ chức tương đương phòng, Bộ Nội vụ đề xuất phòng thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của cục; khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 7 biên chế công chức trở lên.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục hoặc được giao tham mưu về công tác quản trị nội bộ của chi cục. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 5 biên chế công chức trở lên.Về số lượng cấp phó phòng, nếu phòng thuộc cục thuộc bộ có 7 - 9 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có 10 - 15 biên chế công chức được bố trí không quá 2 cấp phó; có từ 16 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 3 cấp phó.Phòng thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ có 5 - 7 biên chế công chức được bố trí 1 cấp phó; có từ 8 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó.Về tiêu chí thành lập chi cục, chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí: có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục theo quy định của pháp luật chuyên ngành; được phân cấp, ủy quyền của cục trưởng để quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cục trưởng. Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên. Về số lượng cấp phó chi cục thuộc cục thuộc bộ, chi cục có từ 1 - 3 phòng được bố trí 1 cấp phó; có từ 4 phòng trở lên được bố trí không quá 2 cấp phó. Chi cục không có phòng được bố trí không quá 2 cấp phó.Bộ trưởng quyết định hoặc phân cấp quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục, bảo đảm bình quân không quá 3 người/chi cục khi chi cục đáp ứng một trong các tiêu chí: thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính 24/24 giờ trong ngày theo quy định của pháp luật; phải bố trí công chức (trong đó có lãnh đạo chi cục) làm việc 3 ca/ngày và được giao từ 60 biên chế công chức trở lên; được giao quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện và có từ 9 phòng hoặc tổ chức tương đương trở lên thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục theo quy định của pháp luật.
Nhớ những ngày đặt hầm bắt cá ở làng xưa
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.